Điện thoại
0912.837676 0243.537.5566

Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta

- Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam là một tuyến vận chuyển đường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng biển lớn nhỏ của hai miền.

- Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung là tuyến vận tải biển của các cảng từ Trung vào Nam.

- Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung là tuyến vận tải biển từ các cảng ở miền Trung đỗ dài ra Bắc.

- Một vài tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác như tuyến Tp. HCM- Cần Thơ,Tp. HCM - Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM – Hà Nội... những tuyến nhỏ này được hình thành nhầm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam

Hiện nay, nước ta có 45 cảng biển. Trong đó, có 2 cảng biển loại I (cảng biển đặc biệt), 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II, 14 cảng biển loại III.

Theo tin https://vneconomy.vn/ trong năm 2022 sẽ có 10 bến cảng mới được đưa vào hoạt động năng tổng số bến cảng là 296. Các bến cảng được bổ sung gồm:

  • Bến cảng Nosco – cảng biển Quảng Ninh
  • Bến cảng tổng hợp Long sơn – cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa
  • Bến cảng xăng dầu Hải Hà – Quảng Trị
  • Bến cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro – Tiền Giang
  • Bến cảng Tân cảng Giao Long – Bến Tre
  • Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 – Trà Vinh
  • Bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link và Tổng hợp Cái Mép – Vũng Tàu
  • Bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG – Hải Phòng.


Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 thì hệ thống cảng biển nước ta được chia thành 6 nhóm. Cụ thể:

Nhóm 1

 Cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình

Nhóm 2

 Cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh

Nhóm 3

 Cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Nhóm 4

 Cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận

Nhóm 5

Cảng biển Đông Nam Bộ gồm cả Côn Đảo và sông Soài Rạp, Long An

Nhóm 6

 Cảng biển đồng bằng sông Cửu Long gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam.